LÁ THƯ MỤC VỤ Tháng 11 – 2019 Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf KÍNH NHỚ TỔ TIÊN
àng năm, Giáo Hội dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đới. Đây cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã khuất núi để xin lễ, cầu nguyện,viếng mộ … trong tâm tình hiếu thảo của bổn phận làm con, không quên công ơn của những đấng sinh thành đã nặng công dưỡng dục chúng ta khôn lớn nên người. ---> Đọc Tiếp THÔNG BÁO MỤC VỤ Chúa Nhật 01/12/2019 Đến Chúa Nhật 08/12/2019. 1.LỚP DỰ BỊ HÔN PHỐI 2.THÁNH LỄ GIỚI TRẺ EPHATA 3.HỌP CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO 4.CHẦU THÁNH THỂ SUỐT ĐÊM 5.LEGIO MARIAE - TỔNG HỘI THƯỜNG NIÊN 6.TĨNH TÂM MÙA VỌNG CHO CẢ GIÁO XỨ VÀ CÁC ĐỊA ĐIỂM MỤC VỤ ---> Xem thêm chi tiết Vidéo và Hình ĐẠI LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT-NAM Thánh lễ chủ tế bởi Đức Cha Thibault Verny, giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Paris Cùng đồng tế có cha Giám Đốc Giáo xứ, các Cha trong ban Giám đốc và các cha sinh viên việt nam đang du học tại Paris | LỜI CHÚA : Chúa nhật II Mùa Vọng– NĂM A - Ngày 08/12/2019 Suy Niệm : Ptvv Tạ Đình Chung Tin Mừng: Mat-thêu (3,1-12)
hi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng : “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới : Có tiếng người hô trong hoang địa : Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn Thánh Lễ Giới Trẻ Epahta ![]()
hương trình sinh hoạt tháng 12 Thánh lễ và các hoạt động khác ---> Xem tiếp Lễ Của Mẹ, Tưởng Nhớ Mẹ Bằng Đọc Lại Ca Dao ![]()
rong các hình ảnh về gia đình mà mỗi người chúng ta còn giữ lại, có lẽ hình ảnh về mẹ là sâu dậm và rõ rệt hơn cả. Nó rõ rệt đến nỗi không chỉ được gợi lại qua các kỷ niệm của cuộc sống thường ngày, mà còn được viết ra cả trong thơ văn.
|
Mẹ Maria Việt Nam Qua Thơ Cung Chi
hà thơ Cung Chi có hai người mẹ. Mẹ trần gian nay đã khuất. Khi mẹ còn bình sinh, ngài luôn dành trong tim một chỗ xứng đáng. Nên trong bút hiệu, có ghi tên mẹ : Lương NHI tử. Chữ NHI là tên Mẹ. Người Mẹ Trên Trời cao sang tuyệt vời, những vần thơ đều qua tay Mẹ, tôn vinh Mẹ, Mẹ yêu thương của nguồn thơ, là tình yêu là suối mát. . -----> Đọc tiếp
| ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VỚI GIỚI TRẺ Thi Chương ![]()
hiều dịp ĐGH Phanxicô khi nào có thể là gặp, tiếp xúc, gần gũi, hay gửi sứ điệp cho giới trẻ khuyên vào khuân vào phép trong Giáo Hội để nên người hữu ích cho Giáo Hội và đất nước. ---> Xem tiếp
|
KINH MÂN CÔI NGUỒN SỐNG GIA ĐÌNH Trinh Nguyên
ia đình công giáo VN sống đạo bằng kinh Mân Côi. Từ khi con biết nói, người mẹ đã cầm tay chỉ dạy con làm dấu Thánh Giá, trên trán. Sau đó mới tới ‘Kính Mừng Maria đầy ơn phúc…’. Mỗi lần thêm câu ‘Đức Chúa Trời ở cùng Bà…’ cho đến khi nào con thuộc đầy đủ kinh Kính Mừng này. Dần dần mẹ mới chỉ vẽ cho con kinh khác hay đôi điều giáo lý vỡ lòng. Rồi tới khi khôn lớn, cha mẹ dẫn con đến nhà thờ gia nhập cộng đoàn tham gia hội đoàn… Khi dựng vợ gả chồng lại chọn người công giáo. Suốt đời cha mẹ khuyên nhủ : Con ơi, giữ lấy đạo nhà. | THÁNH GIUSE LÀ MẪU GƯƠNG SỐNG ĐỘNG Giuse Phạm Huy Mỹ
hông phải không có lý do, tạp chí Time đã chọn ĐGH Phanxicô là ‘’nhân vật của năm 2013’’. 11.12 (Person of The Years 2013) Chỉ trong 9 tháng, ban biên tập viên báo Time đã bình chọn Đức Phanxicô. Con người mới 76 tuổi đã gây ảnh hưởng sâu rộng. ---> Xem tiếp
|
Thượng Hội Đồng Giám Mục về giới trẻ 2018
hượng Hội Đồng Giám Mục khóa thường lệ lần 15 về Giới Trẻ, họp tại Roma, từ 3 đến 28.10. 2018. Chủ đề : ‘’Người trẻ, đức tin và phân định ơn gọi’’. Được biết khóa họp 14 về gia đình. Tham dự khóa 15 có 410 vị, 200 GM trong đó có 2 GM VN, ĐC Giuse Đỗ Mạnh Hùng (Saigon) và Phêrô Nguyễn Văn Viên (Vinh), 2 giám mục Trung Quốc : GB Dương Hiếu Đình và Giuse Quách Kim Tài. Với 49 dự thính viên (VN có anh Cao Minh Trí, Saigon, 23 tuổi).
| Ngày Tĩnh Tâm Của Lớp Giáo Lý Tuyên Xưng Đức Tin 08/05/2019Việt Khoa ghi
ùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào tháng năm, còn gọi là tháng Hoa, một tháng mang một ý nghĩa đặc biệt vì nó được dành riêng để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa. Riêng với ban Giáo lý Đoàn TNTT Giáo xứ VN Paris năm nay cũng bước vào tháng Hoa Đức Mẹ với một chuỗi những ngày Tĩnh Tâm cho 5 lớp giáo lý của Đoàn để các em Thiếu nhi chuẩn bị tâm hồn đón nhận một trong những dấu ấn trong đời sống Đức Tin của mình ---> Xem tiếp
|
LÁ THƯ MỤC VỤ THÁNG 11 - 2019
Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN …
Biết lấy gì đền đáp nghĩa mẹ, biết lấy gì đến đáp ơn cha,
Bao la ví như đại dương, sâu thẩm tựa như đáy biển …
H |
àng năm, Giáo Hội dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đới. Đây cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã khuất núi để xin lễ, cầu nguyện, viếng mộ … trong tâm tình hiếu thảo của bổn phận làm con, không quên công ơn của những đấng sinh thành đã nặng công dưỡng dục chúng ta khôn lớn nên người.
Ngay thời tiền cổ, con người đã tổ chức lễ an táng cho người quá cố vì họ không xem con người như một loài thú vật chết rồi không còn giá trị gì nữa. Họ tôn trọng thân xác người quá cố dù không còn sinh khí qua việc chôn cất như ngôi mộ của El Tabun ở Do thái được xác định có từ 120 000 năm trước. Về sau, qua các di tích tìm thấy trong các quan tài được khai quật, người ta hiểu ngay là từ xa xưa, con người đã tin vào sự sống bên kia thế giới, và theo các nhà nhân chủng học, đã có những nghi lễ tiễn đưa người hấp hối bước qua ngưỡng cửa của sự chết. Nói cách khác, con người tin là người quá cố vẫn sống dù thân xác của họ có trở thành tro bụi dưới lòng đất. Vì thế, với những nghi lễ tiễn đưa và an táng, họ vừa thể hiện sự kính trọng yêu mến dành cho người quá cố, vừa biểu hiện niềm tin vào sự trường tồn của đới sống con người. Chết không phải là hết. Dù cho có từ giã cỏi đời nầy, người quá cố vẫn sống và họ sống ở một nơi nào đó mà mắt người không thấy được.
Người Việt Nam chúng ta không những tôn trọng thi hài của người quá cố mà còn tôn kính họ qua việc lập bàn thờ tổ tiên trong gia đình. Đây là một truyền thống và cũng là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam, xuất phát từ chữ « hiếu ».
« Uống nước nhớ nguồn, làm con phải hiểu :
Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. »
Thờ kính tổ tiên cũng là một nét đẹp văn hóa Việt Nam khi những người con, người cháu trong gia đình luôn nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ đã không quản ngại gian lao nuôi nấng dưỡng dục để họ nên người và xây dựng tình yêu thương đoàn kết giữa những người cùng huyết thống. Vì thế, trong các gia đình Việt Nam, kể cả các gia đình Công giáo, đều có bàn thờ tổ tiên với di ảnh của những người quá cố. Ngày ngày một nén nhang được thấp lên để nói lên lòng thành của con cháu. Cữ chỉ nầy cũng biểu hiện sự hiệp thông giữa những người đã khuất và những người sống trong gia đình. Cái chết không cắt đứt được mối giây thiêng liêng của tình yêu thương dành cho nhau.
« Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, con người có hồn và xác. Xác chết đi, nhưng hồn vẫn sống và tồn tại mãi ở bên kia thế giới. mà hồn mới là yếu tố cao quý của con người. Với quan niệm « dương sao âm vậy », con người sau khi chết vẫn có một cuộc sống nơi suối vàng giống như cuộc sống nơi trần thế với những nhu cầu ăn, mặc, chi tiêu và cả tích lũy phòng khi bát trắc. Vì thế, những người thân cần cùng giỗ để tổ tiên không bị thiếu thốn nơi chín suối. Với quan niệm như vậy, người Việt Nam coi việc cúng giỗ là một đạo hiếu và họ không bao giờ bỏ cúng giỗ ông bà cha mẹ, cúng giỗ tổ tiên của mình. » (Lê Đức Hạnh – Báo Mục vụ Thụy sĩ số 380).
Mang trong mình giòng máu Việt Nam, người công giáo chúng ta cũng không quên cội nguồn và luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, không chỉ vì tình cảm sâu đậm trong lòng, mà còn vì niềm tin vì đó là giới luật của Thiên Chúa : « Hãy thảo kính cha mẹ », giới luật thứ tư trong mười giới luật mà Thiên Chúa đã ban cho dân của Ngài. Thảo kính cha mẹ không những khi cha mẹ còn sống, mà cả khi cha mẹ đã qua đời. « Giáo Hội coi « gia đình là nền tảng để từ đó xác định những tương quan khác trong thân tộc » (GLCG 2202). Dĩ nhiên các tương quan này không chỉ nhất thời nối kết các phần tử của gia đình với nhau và gia đình với họ hàng hôm nay, nhưng cũng tồn tại theo thời gian, thế hệ trước nối với thế hệ sau thành tương quan tiền nhân với hậu duệ. Mọi phần tử trong gia đình nối kết với nhau, với họ hàng bằng tình nghĩa và nối kết với ông bà tổ tiên bằng lòng thảo hiếu. Chúng ta nhìn nhận truyền thống thảo hiếu với tổ tiên nơi miền đất này đã được Chúa Thánh Thần gieo hạt, « Chính Thần Khí, Đấng gieo những hạt giống Lời Chúa, hiện diện trong các tập quán và văn hóa khác nhau, chuẩn bị cho chúng được trưởng thành đầy đủ trong Chúa Kitô. » (Văn kiện của HĐGMVN về việc Thờ kính Tổ tiên 2019)
Cũng theo Văn kiện này, « theo đạo Chúa không là bất hiếu với tổ tiên nhưng vẫn hiệp thông với các ngài qua mầu nhiệm « các thánh thông công ». Với mầu nhiệm này, nhờ ơn cứu độ viên mãn của Đức Kitô, là vua vũ trụ và là chủ dòng lịch sử, chúng ta thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Cũng như con cháu của các tổ phụ Abraham, Isaac, Giacob luôn hy vọng được nhận lãnh ơn lành của Chúa đổ tràn xuống qua các tổ phụ, chúng ta cũng cậy nhờ phúc lành Chúa ban qua tổ tiên ông bà để con cháu được nhận phúc ấm của các ngài. »
Như thế, ngoài truyền thống dân tộc, việc thờ kính tổ tiên cũng xuất phát ngay từ đạo lý Kitô giáo. « Con cái luôn phải biết công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, không ngoại trừ một lý do nào, bởi đó không chỉ là bổn phận mà còn là việc đạo đức mà con cái dành tặng cha mẹ, cũng là việc làm đẹp dâng lên Thiên Chúa. Kinh Thánh nhìn nhận niềm hạnh phúc của một gia đình là cha mẹ biết yêu thương con cái và con cái biết vâng lời, hiếu thảo với cha mẹ. Đây chính là cơ sở để người giáo dân Công giáo thực hành việc thờ kính tổ tiên. CĐ Vatican II cũng đã nhấn mạnh đến sự hiệp thông giữa những người còn sống và những người đã mất như sau : Tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô và lãnh nhận Thánh Thần đều họp thành Giáo Hội duy nhất và liên kết với nhau trong Ngài. Bởi vậy, sự hiệp nhất giữa người còn sống nơi dương thế với các anh em đã yên nghỉ trong bình an Chúa KItô không hề bị gián đoạn. Trái lại, Giáo Hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau. » (Lê Đức Hạnh)
Tháng 11, tháng cầu cho những người tín hữu đã qua đời. Ngoài việc lập bàn thờ để kính nhớ ông bà tổ tiên và nói lên lòng hiếu thảo của mình, chúng ta không quên đọc kinh và xin lễ cho họ, vì thánh lễ là bí tích của ơn cứu độ. Xin lễ cho những người thân đã qua đời là chúng ta cậy trông vào tình yêu của Chúa Kitô để xin Ngài ban cho họ sớm hưởng hạnh phúc thiên đàng. Hơn nữa, một khi đã nhắm mắt xui tay, những người quá cố chỉ còn biết trông vào lời nguyện cầu của chúng ta để xin Chúa ban cho họ ánh sáng ngàn thu. Đó cũng là sự giúp đỡ của chúng ta dành cho họ, nói lên sự hiệp thông trong gia đình dù cho có ly biệt kẻ ở người đi.
Vì danh Chúa nhân từ, chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ
Xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi.
Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf